9 bước tối ưu quảng cáo Facebook: Tăng tỷ lệ chốt đơn – giảm chi phí

Vì sao cần tối ưu hóa quảng cáo Facebook

Quảng cáo trên Facebook sẽ liên quan đến ngân sách. Chi phí để chạy cho một chiến dịch quảng cáo là không nhỏ; với mục đích chính của nó là thu hút khách hàng mang lại doanh thu cho các doanh nghiệp từ các thương hiệu; sản phẩm/dịch vụ của mình. Qua đó làm tăng lượng đơn hàng. Việc tối ưu hóa quảng cáo Facebook se giúp bạn tiết kiệm và mang lại hiểu quả. Đặc biệt, với những doanh nghiệp không có qua nhiều chi phí và tiền bạc; giúp các doanh nghiêp tối ưu hóa ngân sách để quảng cáo không bị lãng phí. Trong quá trình tối chạy quảng cáo, chủ yếu là vào hình ảnh sản phẩm và nội dung, nêu không đủ sức thu hút thì chi phí bỏ vào quảng cáo vẫn cứ tăng lên từng ngày từng ngày. Bên cạnh, việc tối ưu hóa quảng cáo, bạn cần có hiểu về các cách tối ưu hóa quảng cáo sao cho hiểu quả. Ví dụ như:

  • Tối ưu hóa quảng cáo Facebook bằng mục tiêu
  • Tối ưu hóa chi phí quảng cáo Facebook
  • Tối ưu hóa quảng cáo Facebook bằng lượt tiếp cận
  • Tối ưu hóa quảng cáo Facebook bằng việc chuyển đổi
  • Tối ưu hóa quảng cáo Facebook với nội dung (contnet,…)
  • Tối ưu hóa thời gian chạy quảng cáo.

Mục tiêu của việc tối ưu hóa quảng cáo Facebook

Việc quảng cáo Facebook tối ưu sẽ giúp cải thiện kết quả chiến dịch như:

  • Số người tiếp cận và lượt hiển thị; sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng có ROI cao hơn, sao cho số lần phân phối quảng cáo đạt mức cao nhất có thể đạt được.
  • Mức độ nhận biết thương hiệu
  • Mang khách hàng tiềm năng nhất từ các lượt chuyển đổi mà không cần tăng ngân sách
  • Hiểu quả quảng cáo tốt theo mục tiêu, chi phí ngân sách hợp lý để tiếp cận được nhiều người vào thời điểm thích hợp
  • Tăng tỷ lệ nhấp (CTR) của quảng cáo, giảm giá mỗi nhấp chuột (CPC).
Mục tiêu của việc tối ưu hóa quảng cáo Facebook

9 bước tối ưu hóa quảng cáo Facebook

Để có thể tối ưu hóa quảng cáo Facebook giúp tăng tỷ lệ chốt đơn hàng, còn giúp chi phí giảm cho doanh nghiệp bán hàng; cho các nhà quảng cáo và người bán hàng online với các bước dưới đây:

tăng tỷ lệ chốt đơn hàng, giảm chi phí bán hàng

Bước 1: Chuẩn bị tài khoản quảng cáo, tài khoản quảng cáo Fanpage, chuẩn bị sản phẩm… đầy đủ để chuẩn bị chạy quảng cáo

  • Bạn nên chuẩn hóa Fanpage bao gồm ảnh bìa hoặc video bìa, avatar Fanpage, bài post bằng cách thiết kế poster; hình ảnh hoặc video theo chủ đề
  • Kiểm tra các thông tin liên hệ; inbox; các bài viết của fanpage. Đặc biệt, là album hàng hóa phải sắp xếp gọn gàng
  • Có thể ghim một bài quảng cáo lên trên và một bài chứa các đường link là bài viết quan trọng
  • Kiểm tra tài khoản quảng cáo trước khi chạy, đảm bảo thẻ luôn có tiền thanh toán.

Bước 2: Tạo bài post trên fanpage

  • Việc tạo bài post trên fanpage về cơ bản là rất đơn giản. Bạn cần chọn các bài viết khách nhau và tối ưu hóa về bài viết – hình ảnh
  • Về text, bạn cần lưu ý: Facebook cho hiện thị khoảng 9 dòng theo dòng của tường Facebook; bạn cần đặt những thông điệp và nọi dung quan trọng trong phần 9 dòng đó
  • Text là phần chữ viết nên bạn cần tạo nội dung như thế nào để khách hàng quan tâm mạnh mẽ.
  • Phần text có thể kèm theo đường link web hoặc link đăng ký phục vụ cho các nhu cầu cụ thể trong bài quảng cáo.
  • Phần ảnh: Thể hiện sản phẩm; dịch vụ dưới góc độ hình ảnh chuyên nghiệp; tối ưu thông điệp trên ảnh; phần thông điệp chữ viết không quá 20% text trên mỗi ảnh.
  • Phần video: Lên ý tưởng sản xuất video. Chạy video vừa rẻ và khá hiểu quả nếu như nội dung của video đánh thẳng vào nhu cầu khách hàng.

Bước 3: Đặt quảng cáo

  • Bạn cần xác định tệp khách hàng mục tiêu trước, để bạn nhắm chạy quảng cáo
  • Xác định ngân sách chạy và chiến dịch chia ngân sách chạy; ngân sách lớn và nhỏ cũng khác nhau, thử nghiệm hay thực sự cũng khác nhau, cũ hay mới tạo ra hiểu quả khác nhau.
  • Bạn cần quan tâm đến chiến lược chạy quảng cáo, ví dụ: có bài video để lấy tệp,…
  • Sau khi đặt xong quảng cáo bạn xem xét và phê duyệt quảng cáo, nếu không có vấn đề gì thì Facebook sẽ đồng ý cho quảng cáo chạy và bắt đầu phân phối hiện thị.

Bước 4: Đợi phê duyệt và tắt quảng cáo, thực hiện nghiệp vụ “chim mồi”

  • Sau khi đặt quảng cáo và đợi phê duyệt, ở bước này bạn có thể áp dụng hoặc không.
  • Bạn sử dụng khoản 10 – 20 nick Facebook thật do bạn lập, tức là nick có đăng hình và các bài viết và tên đầy đủ. Bạn có thể vào comment những nội dung hay ý tốt hoặc các feedback của khách hàng để tăng độ uy tín cho các ads hoặc shop.
  • Sau khi làm xong thao tác này. Bạn có thể bật quảng cáo trở lại
  • Nếu bài quảng cáo của bạn “ép” share; tag, comment khéo léo và tinh tế cũng có thể sẽ giúp bạn tăng tương tác thêm cho bài.

Bước 5: Mở quảng cáo trở lại và chạy

  • Bạn bật quảng cáo trở lại cho quảng cáo chạy theo chiến dịch đã nhắm chọn và được phê duyệt
  • Chú ý theo dõi quảng cáo hằng ngày, mỗi ngày vào kiểm tra 3-4 lần vào khung giờ cố định sáng trưa chiều tối
  • Đánh giá các chỉ số giá thầu, giá comment, giá 1 inbox trong một ngày thu được
  • Cần có các phương án dự phòng cho việc tăng giảm ngân sách, nhân chia chiến dịch, tạo nhiều chiến dịch mới, chuẩn bị các nội dung có sẵn, thay đổi tệp khách hàng nếu chiến dich của bạn khồn hiểu quả.

Bước 6 : Đợi comment, inbox, call, click web để tư vấn

Lúc này, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:

  • Chi phí giá thầy cho kết quả
  • Tương tác bao gồm tất vả những gì mà người dùng chạm vào bài quảng cáo đó để mang lại đơn hàng
  • Bạn cần quan tâm đến các chỉ số như: giá thầu trung bình, tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, giá 1 bình luận, 1 inbox, giá 1 click. Và cuối cùng bạn cần quan tâm đến chi phí đơn hàng thành công ( CPO); đây chính là mẫu chốt của việc chạ Ads
  • Cần phải biết 24 giờ thì khung giờ nào nhiều comment, inbox; trong 1 tuần thì ngày nào có nhiều commnet/ inbox
  • Cần chuẩn bị các câu hỏi thường gặp (FAQ)

Bước 7: Chốt đơn hàng

Việc tư vấn khách hàng rất quan trọng vì nó quyết định khách hàng có chốt đơn hay không. Đối với việc tư vấn:

  • Đặt câu hỏi qua chat
  • Gọi điện thoại hay gặp trực tiếp
  • Điều gì khiến họ muốn mua, sẽ mua hoặc mua ngay và ngược lại?
  • Điều gì khiến họ mua hàng của đối thủ?
  • Tại sao họ không mua hàng?

Khi chốt được đơn, bạn đảm bảo thông tin chính xác hoặc xác nhận 2 lần:

  • Số lượng hàng hóa
  • Đơn giá
  • Quà tặng
  • Thời gian ship
  • Chi phí ship
  • Bao nhiêu ngày nhận được đơn hàng

Làm như vậy khách hàng cảm thấy bạn rất chuyên nghiệp, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

Bước 8: Giao hàng

Tùy thuộc vào số lượng đơn hàng trong ngày của bạn là bao nhiều và đơn xa hay gần. Bạn cần thực hiện các công việc như:

  • In hóa đơn,
  • đóng hàng,
  • dán hóa đơn lê bao bì : tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận
  • sắp xếp hàng hóa
  • Phối hợp với các shiper hoặc tự mình giao hàng

Bước 9: Chăm sóc khách hàng sau bán

  • Sau khi giao hàng cho khách, sẽ có hai tình huống xảy ra:

(i) Đối với khách nhận hàng: khách đã nhận được hàng bạn hãy nhắn tin cảm ơn họ vì đã mua; xin ý kiến phản hồi,… Sau đó, hàng tuần hoặc tháng; bạn chatbot hoặc chăm soc khách hàng theo kịch bản upsale hoặc hỏi han 1-2 tuần/ lần.

(ii) Đối với khách hàng chưa được giao hàng: hãy tiếp tục gọi điện thoại có vấn đề gì để từ đó bạn rút kinh nghiệm và phục vụ khách hàng tốt hơn về lần sau.

  • Bạn có thể cần đến phần mềm quản lý bán hàng hoặc phần mềm quản lý khách hàng để phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

icons8-exercise-96